ĐO LƯU LƯỢNG KHÍ GAS – ĐỒNG HỒ KHÍ GAS

post-img

Chào các bạn mình là Hiếu, hiện tại đã có 9 năm kinh nghiệm trong ngành khí (gas), hôm nay mình sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm của mình về đồng hồ đo lưu lượng khí (gas) nhé.

  • Thông thường khi các Anh Em đặt câu hỏi tìm hiểu về đồng hồ đo lưu lượng khí gas thường sẽ sử dụng cho các loại khí là NG (Natuaral Gas) khí đốt tự nhiên có thành phần chính là CH4, CNG (Compressed Natural Gas) khí nén tự nhiên cũng có thành phần chính là CH4 và LPG (Liquefied Petroleum Gas) khí dầu mỏ hóa lỏng có thành phần chính là C3H8 và C4H10, sắp tới Việt Nam mình sẽ có thêm 1 loại khí là LNG (Liquefied Natural Gas) khí tự nhiên hóa lỏng.

  • Các khí NG, CNG, LNG: Về bản chất các khí này đều như nhau, đều là Natuaral Gas khi nhà máy sử dụng khí này để sản xuất, cần đo sẽ đo thể tích hơi và tính ra Sm3 (Sm3 là đơn vị tại điều kiện chuẩn đã được thiết bị tính toán chuyển đổi từ m3)–> như vậy khi các bạn cần chọn đồng hồ hãy chọn đồng hồ đo dạng thể tích ra được Sm3. đây cũng là đơn vị để giám sát và căn cứ để tính tiền.
  • Khí LPG: Với khí này tồn tại dưới 2 dạng 1 là dạng lỏng khi được nén ở áp khoảng 7bar trong các bồn chứa, chai, bình, bồn chứa của xe vận chuyển, thứ 2 là dạng hơi sau khi máy đã hóa hơi và đi vào nhà máy để đốt, sử dụng. khí LPG này tính tiền hay giám sát lại dựa trên đơn vị là kg, tấn nên chúng ta cũng cần có đồng hồ tương ứng để sử dụng –> tại vị trí đo nhập bồn đầu vào phải dùng đồng hồ đo khối lượng (mass), tại vị trí đo hơi sau máy hóa hơi ta có 2 phương án lựa chọn là đồng hồ đo khối lượng (mass) hay đồng hồ đo m3 và có tính năng chuyển đổi sang khối lượng (mass). 2 phương pháp đo này là khác nhau hoàn toàn.
  • Trước tiên chúng ta sẽ bàn về đồng hồ đo thể tích (m3): Trên thị trường Thế giới và Việt Nam có các loại như sau, mình sẽ kể theo tuần tự ứng dụng lưu lượng từ nhỏ tới lớn:

1. Đồng hồ dạng màng (Diagpham meter), lưu lượng nhỏ, áp suất khí tại ống cũng nhỏ, phù hợp lắp cấp gas cho căn hộ, tòa nhà, hay vị trí ngay đầu đốt các máy làm bánh trong nhà máy.

2. Đồng hồ dạng rotary (rabo), lưu lượng lớn hơn đồng hồ dạng màng, bên trong dạng cánh cơ khí khép kín, nên có khẳ năng chạy lưu lượng nhỏ với độ chính xác cao hơn, khí gas không thể thoát qua được khi 2 cánh này không quay.

3. Đồng hồ dạng cánh quạt (Turbine gas flow meter): lưu lượng lớn hơn dạng Rabo, sử dụng cánh quạt bên trong, thường thì sử dụng trên 20% công xuất của đồng hồ để sai số đo được tối ưu.

4. Đồng hồ dạng USM (Ultra sonic flow meter): đồng hồ đo là 1 dạng ống cơ khí rỗng có lắp đặt các cảm biến siêu âm ở thành ống, khi khí đi qua sẽ tính toán lưu lượng qua bộ chuyển đổi điện tử, đây là đồng hồ đo được lưu lượng lớn nhất thường sử dụng ở các trạm phân phối khí tổng thuộc PVGas, hay các trạm cấp khí cho nhà máy nhiệt điện.

  • với tất cả các đồng hồ trên từ đồng hồ Diagpham meter, Rabo, Turbine, USM đều là dạng đồng hồ cơ khí, khi đo lưu lượng sẽ đo m3 vậy nên chúng ta phải lắp cho chúng một bộ tính toán điện tử chuyển thể tích về Sm3 hay còn gọi với tên là EVC (Electronic Volume Corrector) MacBAT5 , MacR6, FC (Flow computer)
  • Thiết bị EVC MacBAT5 cũng có tính năng đo thể tích rồi tự tính toán sang khối lượng kg để sử dụng đo, tính toán trên các đồng hồ đo LPG

Hiện tại mình đang cung cấp tất cả các giải pháp về giám sát, đo lưu lượng khí gas trên thị trường. Để trao đổi thêm kỹ thuật hãy liên hệ Hiếu 0979 889 326 nhé

Leave a reply

Message

Name

Website